Ở những quốc gia nghèo, trẻ em có khả năng bị nhiễm giun từ lúc ngừng bú sữa mẹ và liên tục tái nhiễm cho đến hết đời. Hiếm khi nhiễm giun có hậu quả cấp tính cho trẻ em, nhưng thay vào đó gây ra tình trạng nhiễm giun mãn tính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trẻ em như sức khỏe, dinh dưỡng, phát triển nhận thức, khả năng tiếp cận và đạt thành tích trong học tập.
1. TẠI SAO TRẺ CẦN TẨY GIUN ĐỊNH KỲ?
Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như:
- Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin.
- Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.
- Giảm tình trạng hấp thu dinh dưỡng: Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.
- Kém phát triển thể chất, trí tuệ: Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).
- Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.
2. TẠI SAO TRẺ DỄ BỊ NHIỄM GIUN?
- Trẻ chơi đất cát và móng tay không được cắt thường xuyên
- Trẻ bò ở nền đất, nền nhà, không đi dép thường xuyên
- Trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân Tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm giun, trẻ có thể bị nhiễm giun từ đất trong sân chơi hoặc chơi với con vật nuôi bị nhiễm giun
- Tay, chân không sạch sẽ, trẻ có thể đưa mọi đồ chơi vào miệng.
- Không giữ gìn vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách, giường, chiếu, đệm không sạch hoặc vứt rác bừa bãi trong phòng của trẻ Trẻ tiếp xúc với người lớn mang bệnh Trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm bị nhiễm giun do người lớn rửa không sạch
3. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về tẩy giun định kỳ cho trẻ Vậy tẩy giun cho trẻ bao lâu 1 lần là đúng?
Theo Tổ chức Y tế thế giới hướng dẫn tẩy giun cho trẻ đúng cách cho trẻ như sau:
Với trẻ trên 2 tuổi ở cần tẩy giun định kì từ 6 tháng đến 1 năm. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám trước khi tẩy giun.
Bốn loại thuốc tẩy giun được Tổ chức y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng cho trẻ em là albendazol, mebendazol, pyrantel embonate và levamisole.
- Trong đó, mebendazol và albendazol được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào từng độ tuổi: Với trẻ em từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: albendazol 200mg.
- Với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: dùng albendazol 400mg hoặc mebendazole 500mg. Lặp lại liều thứ 2 sau 20 – 30 ngày dùng thuốc.
Cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc vào bất kì thời điểm nào trong ngày, không phụ thuộc vào bữa ăn. Với trẻ em khó nuốt trọn viên thuốc, có thể nghiền nhỏ viên thuốc, hoặc nhai và nuốt với một ít nước đun sôi để nguội.
4. Cách phòng ngừa nhiễm giun
Do trẻ có thể chơi ở những khu vực bụi bẩn, cát, cỏ và các khu vực công cộng khác nên có khả năng nhiễm giun rất cao. Mặc dù nhiễm giun có thể dễ dàng loại bỏ thông qua sử dụng thuốc tẩy giun, tuy nhiên trẻ về có thể bị tái nhiễm nếu không thực hiện kết hợp thêm các biện pháp khác. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể hạn chế khả năng nhiễm giun đường ruột ở trẻ.
- Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi sử dụng. Kiểm tra xem chúng có bị nhiễm giun không trước khi ăn.
- Không ăn trái cây hoặc rau, ngay cả khi chỉ một phần của nó bị nhiễm khuẩn.
- Tránh ăn thịt sống, đặc biệt là thịt lợn và cá. Không nên để trẻ em chơi chân trần trên cỏ, bùn hoặc các khu vực ngoài trời khác.
- Uống nước đun sôi mỗi lần, tránh uống từ bể công cộng trừ khi bạn chắc chắn rằng nó an toàn.
- Sử dụng bể bơi đáp ứng các yêu cầu vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn; rửa tay kỹ sau khi đi ngoài; không dùng tay bẩn bốc thức ăn.
- Ăn chín uống sôi: Thức ăn và nước uống phải được nấu chín kỹ. Nếu là trái cây, rau sống thì phải xử lý sạch trước khi cho trẻ ăn; thức ăn cần đậy kín tránh ruồi, nhặng; cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch.
- Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.
Những biện pháp phòng ngừa này có thể không loại trừ hoàn toàn khả năng trẻ bị nhiễm giun, tuy nhiên cũng làm giảm thiểu nguy cơ mắc cho trẻ và cả gia đình.
Trên đây là bài viết thông tin về sức khỏe do Dược sĩ Minh Thư tổng hợp. Hy vọng những kiến thức này đã giúp bạn hiểu hơn về những thông tin về sức khỏe. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
HOTLINE 1800 9215 – “DƯỢC PHẨM NAM THÁI DƯƠNG – Hướng đến tương lai sức khỏe Việt”